Có bao giờ bạn tự hỏi về nguyên nhân của vô số bệnh tật ngày nay là do đâu?
Câu trả lời nằm ngay trong những gì bạn ăn hằng ngày. Các nhà khoa học và dinh dưỡng đã chỉ ra rằng sự mất cân bằng giữa axit và kiềm đã phần nào gây nên các vấn đề về bệnh tật.
Tiêu thụ quá nhiều thức ăn axit gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe
Với lối sống hiện đại và chế độ ăn ngày nay là nguyên nhân chính gây nên tình trạng dư thừa axit bên trong cơ thể. Thức ăn nhanh, bia, rượu, cà phê, đồ ăn chiên dầu mỡ… chính là những tác nhân làm ảnh hưởng đến bộ tiêu hóa của chúng ta. Ngoài ra, căng thẳng mệt mỏi cũng khiến cơ thể tiết ra axit.
Nhiều loại thực phẩm mang tính kiềm hoặc bản chất là trung tính nhưng qua quá trình chế biến công nghiệp thì lại mang tính axit. Những sản phẩm này được truyền thông ca ngợi và quảng cáo tốt cho sức khỏe được bày kín trong các kệ trưng bày tại siêu thị.
Độ pH lý tưởng của cơ thể nằm ở mức 7.4 chính vì vậy cần duy trì chế độ ăn 60% thức ăn tạo kiềm để duy trì sức khỏe. Ăn nhiều rau tươi, chút hoa quả để cân bằng lượng protein hằng ngày. Tránh các thức ăn chế biến đóng hộp, thức ăn nhanh, nước ngọt vì chúng không những tạo nhiều axit mà còn làm tăng lượng đường trong máu nhanh gây béo phì.
Tình trạng axit có thể gây ra các vấn đề sau:
Vấn đề về tim mạch, tăng cân, béo phì, suy giảm miễn dịch, lão hóa sớm, năng lượng thấp, mệt mỏi, tiêu hóa chậm, trầm cảm, viêm dạ dày, rụng tóc, chuột rút…
Cách kiểm tra độ pH của cơ thể:
Cách 1: Dùng giấy thử pH
Thời gian tốt nhất để thử là 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Bạn làm ướt mảnh giấy quỳ thử pH bằng ước bọt. Nói chung nước bọt có tính axit hơn máu, pH nước bọt phản ánh máu và cho chúng ta biết vấn đề của bản thân. Độ pH lý tưởng của nước bọt nằm trong khoảng 6.4 đến 6.8.
Cách 2: Thử pH nước tiểu
Độ pH lý tưởng của nước tiểu nằm trong khoảng 6.5 đến 7.0 vào buổi tối trước khi ăn tối.
Chế độ ăn cân bằng giữa axit và kiềm
Điều quan trọng hơn hết là thực phẩm có tính axit và tính kiềm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ pH của cơ thể. Các chức năng trao đổi chất sẽ bị rối loạn nếu chúng ta nạp vào cơ thể nhiều quá hay ít quá hai đặc tính quan trọng trên.
Tốt hơn hết nên cân bằng thức ăn 60% thực phẩm tạo kiềm, khoảng 40% thực phẩm tạo axit. Nếu duy trì chế độ ăn này thì pH của cơ thể hơi kiềm, đó là điều kiện để có sức khỏe tốt.
Phân loại | Alkaline cao | Alkaline | Alkaline thấp | Acid thấp | Chua | Acid cao |
Đậu, rau | Nước ép rau, mùi tây, Rau bina, bông cải xanh, cần tây, tỏi, Barley Grass | Cà rốt, đậu xanh, đậu Lima, Củ cải đường, rau diếp, | măng tây, đại hoàng, ngô ngọt, nấm, hành tây, bắp cải, đậu Hà Lan, súp lơ, củ cải, củ cải đường, khoai tây, dầu ô liu, đậu nành, đậu phụ | Khoai lang, rau bina nấu chín | đậu đỏ | Rau ngâm |
Quả | Sung khô, nho khô | đu đủ, kiwi, quả mọng, táo, lê | Dừa, quả sơ ri, cà chua, cam, Anh đào, dứa, đào, bơ, bưởi, xoài, dâu tây, đu đủ, chanh, dưa hấu, chanh | Quả việt quất, nam việt quất, chuối, mận, chế biến trái cây Nước trái cây | Trái cây đóng hộp | |
Ngũ cốc | Rau dền, đậu lăng, bắp ngô, yến mạch, kê, Kiều mạch | Bánh mì lúa mạch đen, Ngũ cốc nguyên cám, Bánh mì, yến mạch, gạo nâu | Gạo trắng, trắng, Bánh mì, bánh ngọt, bánh quy, Pasta | |||
Thịt | Gan, Hàu, | Cá, gà, cừu | Thịt bò, thịt lợn, thịt bê, động vật có vỏ, cá ngừ đóng hộp và cá trích | |||
Trứng& Sữa | Sữa mẹ | Pho mát đậu nành, Sữa đậu nành, sữa dê, phô mai dê, bơ | sữa nguyên bơ, bơ, sữa chua, kem | Trứng, | ||
Nuts & SeedS | hạnh nhân | Hạt dẻ, dừa | Bí đỏ, hạt vừng (hạt mè), Hạt hướng dương | hạt hồ đào, hạt điều, | Đậu phộng, quả óc chó | |
Dầu | dầu hạt lanh, dầu Olive, dầu Canola | Dầu bắp, dầu hướng dương, bơ thực vật, | ||||
Uống | Trà thảo dược, nước chanh | Trà xanh | Trà gừng | Cocoa | Rượu, Soda / Pop | Trà (màu đen), cà phê, bia, rượu |
Chất Tạo Ngọt, Gia vị | đường Stevia | Siro ngô, siro gạo | Mật ong thô, đường thô | Đường trắng, mật ong chế biến | Sôcôla sữa, đường nâu, mật đường, mứt, Sốt cà chua, sốt mayonnaise, mù tạt, dấm | Chất ngọt nhân tạo |
Kiểm soát thực phẩm có tính axit và tính kiềm là yếu tố đầu vào tiên quyết để chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh. Với những thông tin hữu ích trên, hy vọng bạn đọc đã có thể cân bằng bữa ăn, lựa chọn được những thực phẩm phù hợp để chăm sóc cho chính bản thân bạn và gia đình.
Pingback: Giải độc bia rượu hiệu quả cùng nước điện giải ion kiềm
Pingback: Nước ion kiềm có công dụng gì đối với bệnh máu nhiễm mỡ?